Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

Mobile Developer thực tế không phải là lĩnh vực mới xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên tiềm năng dành cho kỹ sư lập trình app di động vẫn đang cực kỳ cao. Những năm tới mới là thời kỳ bùng nổ của Mobile App. Nếu có thể tham gia lĩnh vực này thì cơ hội việc làm và mức lương của bạn sẽ rất tốt. Tuy nhiên trước tiên bạn nên tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời cực hay sau đây.

Câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời tốt nhất

Giới thiệu về Mobile Developer và tiềm năng nghề nghiệp

Lập trình di động hay hay Mobile Developer không phải xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được tính chất cũng như tiềm năng của lĩnh vực này.

Mobile Developer là gì?

Mobile Developer, lập trình di động, lập trình viên Mobile,...là những tên gọi phổ biến của những lập trình viên cho thiết bị di động cụ thể là smartphone. 
Đây là lĩnh vực sử dụng các ngôn ngữ như Java, C#, Python,...để sáng tạo và phát triển các ứng dụng di động. Mục đích chính của Mobile Developer chính là tạo nên sự tiện lợi tối đa cho người dùng Smartphone.

Câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer bạn thường gặp nhất chính là yêu cầu của một lập trình viên di động là gì? Câu trả lời phổ biến làm: Bạn cần nắm vững kỹ thuật lập trình hướng đối tượng, cấu trúc dữ liệu, kinh nghiệm về ngôn ngữ, sự sáng tạo và khả năng học hỏi công nghệ mới... Tuy nhiên, câu trả lời trên chỉ áp dụng cho các sinh viên mới ra trường.

Công việc của một lập trình viên Mobile bao gồm:
  • Thiết kế và phát triển hoàn thiện các ứng dụng tiện ích chạy trên điện thoại Android hoặc iOS.
  • Phát triển, bổ sung các tính năng mới cho ứng dụng di động sẵn có.
  • Lập trình, phát triển ứng dụng riêng theo định hướng và mục đích của công ty.
  • Phát triển ứng dụng cơ sở dữ liệu trên nền tảng di động và đám mây.
  • Theo dõi, kiểm tra và khắc phục các sự cố xuất hiện trên app di động.
  • Nghiên cứu, sáng tạo và phát triển hoặc ứng dụng các công nghệ mới trên thiết bị di động.

Tiềm năng của ngành Mobile Developer

Có nhiều ý kiến cho rằng lập trình ứng dụng di động đang dần đi vào con đường suy thoái. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không hề đúng ở cả hiện tại lẫn tương lai.

Sự gắn bó của con người với thiết bị di động ngày càng chặt chẽ. Không còn đơn thuần chỉ là thiết bị liên lạc mà đây còn trở thành phương thức giao tiếp, giải trí và mua bán tiện lợi.

Tiềm năng của Mobile Developer là cực kỳ tốt

Người dùng có thể dễ dàng tải và cài đặt miễn phí các ứng dụng bằng CH Play hoặc AppStore. Điều này đồng nghĩa rằng App di động sẽ dễ dàng tiếp cận với mọi người dùng.

Trong tương lai khi trí tuệ nhân tạo hay IoTs phát triển mạnh mẽ hơn thì ứng dụng Mobile cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Một hệ thống Smarthome sẽ phải có ứng dụng di động để điều khiển.

Mobile Developer đã trải qua 3 năm tụt giảm nghiêm trọng (2020 - 2022). Tuy nhiên giai đoạn 2023 đã chứng kiến sự tăng trưởng trở lại từ nhu cầu tuyển dụng. 

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer hay nhất cho bạn

Mobile Developer rõ ràng là một lĩnh vực tốt và có nhiều lợi thế trong tương lai. Tuy nhiên bạn nên chuẩn bị thật kỹ càng trước khi bước vào phỏng vấn bằng 20 câu hỏi hay nhất sau đây:

Câu hỏi về hiểu biết cá nhân

1. Hãy trình bày một vài điểm bất lợi của iOS và Android

Đây là một câu hỏi về kiến thức cơ bản mà bất kỳ lập trình viên di động nào cũng cần biết. Việc hiểu những bất lợi của hệ điều hành sẽ giúp bạn biết cách vận hành và phát triển ứng dụng hơn.

 
Hệ điều hành Android
  • Đa dạng phân mảnh: Nhiều phiên bản hệ điều hành được tùy chỉnh của các dòng điện thoại khác nhau. Phát triển ứng dụng và đảm bảo tương thích trên các máy trở nên khó khăn hơn.
  • Thiếu kiểm soát: Mã nguồn mở Android dẫn tới sự thiếu kiểm soát giữa các thiết bị. Mỗi dòng Android sẽ có chất lượng riêng. Việc cập nhật phần mềm, vá lỗi cũng có thể bị chậm trễ.
  • Bảo mật chưa tốt: Không phủ nhận hệ thống Android vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng và rủi ro trong bảo mật. Người dùng dễ dàng cài đặt các ứng dụng không đáng tin cậy và dễ bị khai thác thông tin.
  • Chưa tối ưu hóa hiệu suất: Một số dòng Android gặp vấn đề về hiệu suất, tối ưu hóa. Những vấn đề như giật lag, thông báo chậm, tốn nhiều năng lượng,...xuất hiện khá nhiều.
 
Hệ điều hành iOS
  • Hạn chế trong tùy biến: Người dùng không có khả năng truy cập sâu vào hệ thống để thực hiện các tùy biến về giao diện, chức năng. Nhà phát triển ít có tùy chọn để cá nhân hóa trải nghiệm.
  • Giới hạn trong hệ sinh thái Apple: Các thiết bị iOS chỉ tương thích với các sản phẩm và dịch vụ trong hệ sinh thái. Những dịch vụ của bên thứ 3 sẽ gặp khó khăn và hạn chế khi tích hợp trong thiết bị iOS.
  • Giá cả và thị trường: Mức giá cao khiến các thiết bị iOS gặp khó khăn khi tiếp cận với các thị trường có thu nhập trung bình, thấp. Từ đó ứng dụng iOS cũng sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận.
  • Kiểm duyệt quá nghiêm ngặt: Quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng app và giảm rủi ro cho người dùng. Tuy nhiên nhà phát triển sẽ tốn nhiều thời gian, công sức để triển khai hơn. Người dùng cuối cũng gánh chịu một phần chi phí đội lên do vấn đề này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra những ví dụ chi tiết hoặc giải pháp. Đó sẽ là điểm cộng tuyệt vời cho hiểu biết của chính bạn.

2. Vai trò của trải nghiệm/giao diện người dùng (UX/UI) trong lập trình ứng dụng di động?

Đây là câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực kỳ quan trọng. Nếu bạn không nhận ra được tầm quan trọng của giao diện người dùng thì khả năng bị loại là rất cao.

Những tính năng, hiệu suất của ứng dụng cũng là điều quan trọng. Tuy nhiên giao diện và trải nghiệm người dùng chính là điều quan trọng đầu tiên mà mọi lập trình viên đều cần hướng tới.

Giao diện chính là bước đầu tiên để ứng dụng tiếp cận với người dùng. Nếu không được tối ưu tốt thì người dùng cũng sẽ không muốn tìm hiểu và trải nghiệm ứng dụng.

Người dùng rất quan trọng UI/UX

3. Bạn đã bao giờ tích hợp ứng dụng từ 1 platform sang 1 platform khác?

Đây là một câu hỏi nghiêng về kinh nghiệm của bản thân bạn. Rõ ràng bạn nên trả lời theo đúng những gì bạn đã học và làm. Tuy nhiên điều tốt nhất là bạn hãy nên thực hiện việc cấu hình và chuyển platform khác cho ứng dụng.

4. Bạn hãy đưa ra giải pháp để giải quyết những vấn đề bảo mật?

Đối với người dùng thì bảo mật luôn là một vấn đề quan trọng. Không ai muốn sử dụng ứng dụng di động mà mất các thông tin cá nhân cũng như tài sản. Điều này ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Những giải pháp mà lập trình viên có thể sử dụng bao gồm:
  • Dùng mã hóa: Những thuật toán mã hóa mạnh như AES và giao thức bảo mật SSL/TLS là lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ dữ liệu người dùng trong quá trình truyền, lưu trữ.
  • Xác thực: Sử dụng những cơ chế xác thực đa yếu tố hoặc 2 yếu tố (2FA) sẽ giúp bảo vệ người dùng một cách tối đa.
  • Kiểm tra dữ liệu đầu vào: Mobile Developer nên kiểm tra mọi dữ liệu đầu vào từ người dùng hoặc các nguồn khác và xác thực trước khi sử dụng. 
  • Thường xuyên cập nhật: Luôn đảm bảo ứng dụng được cập nhật phiên bản mới nhất, tương thích nhất.
  • Kiểm tra bảo mật và thâm nhập: Định kỳ kiểm tra thâm nhập và bảo mật trên ứng dụng di động của bạn. Điều này giúp bạn phát hiện các lỗ hổng và khắc phục chúng kịp thời.
  • Khuyến khích người dùng tạo mật khẩu mạnh: Có thể dùng nhiều chế độ bảo mật cùng lúc. 
  • Theo dõi và phản ứng: Cài đặt chế độ giám sát để theo dõi liên tục và phát hiện các hoạt động bất thường. Có kế hoạch phản ứng, khắc phục kịp thời.

Câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer về chuyên môn

1. Trình bày vòng đời của 1 Activity trong Android

Nếu hỏi về thành phần quan trọng nhất trong hệ thống Android thì gần như chắc chắn đó phải là Activity. Đây là thành phần cung cấp Window/Frame để hiển thị giao diện người dùng (UI).

Vòng đời của 1 Activity trong Android bao gồm:
  • Launched: Kích hoạt Activity, đẩy vào Stack. Các Callback Methods lần lượt sẽ được gọi: onCreate - onStart - onResume.
  • Running: Khi Activity đang chạy, người sử dụng sẽ thấy được UI của Activity và tương tác với chúng. Trường hợp nếu có một Activity khác chiếm quyền hiển thị thì hệ thống sẽ Callback Method onPause. Nếu người sử dụng quay lại Activity thì Method onResume sẽ được gọi. Nếu không hiển thị Activity thì Method onStop sẽ được gọi. Trong trạng thái onStop mà bạn muốn mở lại Activity thì cần hệ thống onStart.
  • Process Killed: Trong trạng thái Activity không được kích hoạt (Active) thì hệ thống sẽ thu hồi và giải phóng tài nguyên. Nếu Activity được gọi lại thì Method onCreate sẽ được Call lại.
  • Shutdown: Activity sẽ chủ động kết thúc vòng đời khi người dùng chủ động tắt. Hành động này cũng sẽ call Method onDestroy.

2. Những điều mà bạn biết về Fragment?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer tương đối khó. Bạn cần trả lời một cách chính xác về khái niệm cũng như trường hợp sử dụng chính xác Fragment.

Nếu nói một cách cơ bản thì Fragment tương tự như một sub-Activity. Đây là một thành phần độc lập trong Android và được sử dụng bởi 1 Activity. 

Fragment là một giải pháp để giải quyết nhu cầu chia màn hình ra nhiều phần của hệ thống Android. Chúng ta gọi nhanh mục đích của Fragment chính là tạo nên giao diện đa cửa sổ.

Những thông tin về Fragment

3. Những thành phần cơ bản để xây dựng giao diện UI 

Những thành phần cơ bản để xây dựng giao diện người dùng (UI) bao gồm View - ViewGroup - Layout.

Giải thích vai trò các thành phần như sau:
  • View: Là lớp cơ sở (class) của toàn bộ những thành phần giao diện người dùng được Android cung cấp sẵn như TextView, Button, CheckBox, ImageView và RadioButton,...
  • ViewGroup: Là một lớp trừu tượng (Abstract). Nó có sự kế thừa từ View. Thực tế đây là một lớp chứa các View bên trong.
  • Layout: Đây là các ViewGroup được xây dựng sẵn nhằm chứa các View con. Ngoài ra Layout còn chứa các điều khiển để sắp xếp vị trí cho View đó hiển thị lên màn hình. Các layout phổ biến bao gồm: ConstraintLayout, FrameLayout, RelativeLayout, TableLayout,...

Câu hỏi xử lý tình huống

1. Kỹ năng mềm có quan trọng với Mobile Developer hay không?

Đây là câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer rất thường xuyên gặp. Nhìn sơ qua thì nó có vẻ rất dễ trả lời. Tuy nhiên bạn trả lời như thế nào lại là một vấn đề để nhà tuyển dụng đánh giá.

Về cơ bản thì kỹ năng mềm rất quan trọng với lập trình viên App điện thoại. Bạn cần có khả năng giao tiếp để truyền đạt, tạo ấn tượng và thuyết phục đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng.

Ngoài ra, bạn cũng cần tự quản lý thời gian bản thân. Những công nghệ mới cũng cần được học hỏi và tiếp thu mỗi ngày.

Kỹ năng mềm cũng rất quan trọng với lập trình viên di động

2. Nếu công ty muốn giảm bớt nhân sự thì liệu đó có thể là bạn hay không?

Một câu hỏi phản biện rất hay mà bạn cũng nên tìm hiểu để trả lời thật tốt. Với câu hỏi này bạn không nên khẳng định hoàn toàn.

Bạn sẽ chắc chắn ở lại nếu vẫn đi theo lộ trình hiện tại. Đó chính là sự nỗ lực, cầu tiến và phát triển bản thân. Ngược lại, chính bản thân bạn sẽ tụt lại không chỉ ở công ty mà cả xã hội nếu tự hài lòng và ngừng cố gắng.

3. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Rõ ràng đây không đơn thuần chỉ là câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer mà bạn có thể gặp nó trong rất nhiều trường hợp khác.

Với câu hỏi này bạn hãy khẳng định rằng bản thân có những kỹ năng mà công ty mong muốn. Đó là khả năng lập trình, kinh nghiệm trong làm App điện thoại, sự  nhiệt huyết và khả năng học hỏi.

Những câu hỏi khác

Bên cạnh những câu hỏi trên thì nhà tuyển dụng còn có thể hỏi bạn:

  1. Bạn đã bao giờ tham gia làm App và được đưa lên Android Stores hay iTunes?
  2. Sự khác nhau giữa lập trình Mobile và Desktop/Web?
  3. Giải thích những điều bạn biết về Canvas?
  4. Cách hiển thị nội dung dạng danh sách trong Android hoặc iOS?
  5. Giải thích chi tiết về Broadcast Receiver?
  6. Các Server trong Android mà bạn biết?
  7. Kiến trúc MVP trong Android là gì? Giải thích vai trò của nó.
  8. Phân biệt Explicit và Implicit?
  9. Content Provider có vai trò như thế nào trong lập trình Mobile?
  10.  Trình bày phương pháp lưu trữ dữ liệu bạn biết?

Tạm kết

Với những câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời như trên thì chúng tôi tin rằng bạn sẽ vượt qua vòng tuyển chọn vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên sự cố gắng và kiến thức của bạn vẫn chính là vũ khí tối ưu nhất.


Tin tức liên quan

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!